Phân tích tồn dư Thuốc bảo vệ thực vật trong Rau quả tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng

Hiện nay nhu cầu sử dụng rau quả là rất lớn, được sử dụng thường xuyên hàng ngày. Bởi rau quả cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất mà các thực phẩm khác không thể thay thế. Do nhu cầu lớn nên lượng rau quả cần cung cấp ra thị trường nhiều. Nhưng ngoại trừ các yếu tố tác động như đất đai, lao động, giống, phân bón, kỹ thuật,… thì sâu bệnh có ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng sản phẩm. Do đó, người sản xuất đã phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo năng suất.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn phụ thuộc nhận thức và quy định của từng nơi, từng người sản xuất. Mặc dù, thuốc BVTV đã được Nhà nước quy định cấp phép, tuy nhiên việc sử dụng tràn lan đã gây ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường và tạo tồn dư lớn trong rau quả. Ngành sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau quả tươi ở nước ta đã bị ảnh hưởng lớn khi nhiều sản phẩm xuất khẩu bị trả về do có tồn dư thuốc BVTV quá ngưỡng cho phép.

Thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ là nhóm thuốc BVTV gồm hai hợp chất Parathion và Malathion. Thuốc thuộc nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn so với nhóm Clo hữu cơ. Tuy nhiên, nhóm Lân hữu cơ độc hơn và được sử dụng rộng rãi hơn do có phổ rộng trên nhiều loại đối tượng sâu bệnh, tác dụng nhanh. Nhóm Lân hữu cơ tác động vào thần kinh của sâu bệnh bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Do đó, trong thực tế sản xuất, để chống lại sự kháng thuốc của các loài địch hại, người sản xuất sử dụng các loại thuốc có độc tính cao, tác dụng nhanh nên các thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ rất thường được ưu tiên sử dụng. Vì vậy việc xác định tồn dư các thuốc BVTV trong rau quả có một ý nghĩa lớn, đáp ứng yêu cầu thực tế và tiết kiệm được thời gian, hoá chất.

Nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã thực hiện việc nghiên cứuxác định dư lượng thuốc BVTVnhóm Lân hữu cơ trong một số rau quả tươi bằng phương pháp sắc ký khí 2 lần khối phổ nhằm xác định được một số chỉ tiêu kỹ thuật (giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng) phân tích thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ trong một số rau quả tươi bằng kỹ thuật sắc ký khí hai lần khối phổ với ngưỡng phát hiện thấp ở nền mẫu rau quả tươi, góp phần đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội.

ptn 1 2f7e9

 

Với các trang thiết bị hiện đại và điều kiện cơ sở vật chất thực tế của Viện, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu khảo sát và xây dựng được trình tự chiết hoạt chất thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ với phương pháp xử lý mẫu và chiết siêu âm. Kết quả so sánh các chỉ tiêu R và LOD cho kết quả tốt hơn so với phương pháp chiết Soxhlet. Trình tự phân tích áp dụng trên mẫu rau ăn lá và quả tươi (có hàm lượng nước > 20% như: Rau muống, rau cải, dưa chuột, thanh long,…). Đã áp dụng và xây dựng được cách xử lý mẫu ít tốn kém, ít độc hại phù hợp với điều kiện ở phòng Thí nghiệm. Kỹ thuật chiết khảo sát cho thấy hiệu suất thu hồi chấp nhận được, đạt yêu cầu trong phân tích dư lượng. Đã nghiên cứu xây dựng trình tự phân tích các hoạt chất thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ trên máy sắc ký khí GC/MSMS - Agilent. Đã xác định được một số chỉ tiêu kỹ thuật phân tích các hoạt chất nhóm Lân hữu cơ (Diazinon, Disulfoton, Fenamifos, Merphos, Terbufos,…) về giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ không đảm bảo đo, độ thu hồi,… Chương trình chạy máy được xây dựng cho thấy tính ổn định, phân tích chính xác và đúng các đối tượng phân tích ở mức độ lượng vết (< 0,001mg/kg).

ptn 3 efd00

 

Với một số kết quả nghiên cứu đạt được, Viện tiếp tục triển khai phân tích dư lượng thuốc BVTV trên nhiều mẫu rau quả tươi khác (có hàm lượng nước, tỷ lệ chất xơ khác nhau,…) để đảm bảo nâng cao chất lượng trong phân tích dư lượng thuốc BVTV trên các mẫu nông sản khác.

Nguồn: Phòng Thí nghiệm – Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
Chung nhan Tin Nhiem Mang