-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Khơi thông “điểm nghẽn” thị trường khoa học-công nghệ
Mặc dù nguồn cung công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học công lập ở Việt Nam khá phong phú đa dạng, nhưng lượng hàng hoá khoa học-công nghệ được thương mại hóa từ các nhà cung cấp này lại rất khiêm tốn...
Ảnh minh họa
Đến nay thị trường khoa học-công nghệ Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển mạnh. Làm thế nào để khơi thông các “điểm nghẽn” giúp đưa các kết quả nghiên cứu, sáng chế từ các viện, trường vào đời sống doanh nghiệp?
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, nguồn cung hàng hóa khoa học-công nghệ từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo hiện chỉ chiếm khoảng 25% thị phần hàng hóa khoa học-công nghệ được các doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng hóa khoa học-công nghệ (75%) có nguồn gốc nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc (25%) và Đài Loan (Trung Quốc) (16%).
NHIỀU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯA ĐƯỢC THƯƠNG MẠI HÓA
Thời gian qua, thị trường khoa học-công nghệ Việt Nam đã có bước phát triển và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, như: nguồn cung hàng hóa đã tăng đáng kể, tốc độ tăng giá trị giao dịch bình quân hàng năm đạt 22%. Giá trị giao dịch hàng hóa khoa học-công nghệ giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân hàng năm đạt 20,9%, trong đó có một số lĩnh vực tăng mạnh như chế biến thực phẩm tăng 24,2%, tài chính ngân hàng tăng 24,9%, chế biến gỗ tăng 27,4%, đặc biệt, lĩnh vực điện tử máy tính tăng 30,5%. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt 12,47% (tăng 16,82% so với giai đoạn 2011-2015).
Tuy nhiên, theo Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học-công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), phần lớn các kết quả nghiên cứu chưa sẵn sàng thị trường, chưa hoàn thiện về mặt công nghệ và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. So với nhu cầu thực tế, thị trường khoa học-công nghệ còn trầm lắng, vận hành còn nhiều vướng mắc. Sự hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học chưa được đẩy mạnh.
Hầu hết các đơn vị đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và khai thác kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của đơn vị. Các viện, trường có kết quả nghiên cứu tốt nhưng chưa thương mại hóa để có thể chuyển giao đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo cũng khó tiếp cận với các kết quả nghiên cứu. Rất ít doanh nghiệp (0,3%) lựa chọn chuyển giao công nghệ từ các các viện nghiên cứu, trường đại học; chỉ có 0,6% doanh nghiệp lựa chọn chuyển giao công nghệ từ các tổ chức ngoài công lập.
Doanh thu mang lại được từ hoạt động khai thác tài sản trí tuệ còn thấp, giá trị hợp đồng mang lại được từ chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 30% so với tổng ngân sách dành cho khoa học và công nghệ.
Phát triển thị trường công nghệ cần có sự “bắt tay” kết nối cung-cầu và dựa trên các “mặt hàng”. Tuy nhiên, sự liên kết giữa viện trường và các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn yếu.
Về hợp tác viện, trường và doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực đào tạo, cung cấp nhân lực và tư vấn chuyển giao công nghệ. Thành lập doanh nghiệp khởi nguồn (spin–off) tại các trường đại học, viện nghiên cứu chưa có quy định hướng dẫn cụ thể. Kinh phí nhà nước dành cho các nhiệm vụ thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ còn rất hạn hẹp, trong khi doanh nghiệp không tham gia được vào quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Việc chưa có hướng dẫn chi tiết, hợp lý sử dụng quỹ phát triển khoa học-công nghệ của doanh nghiệp cũng là điểm nghẽn lớn trong khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường khoa học-công nghệ nói chung và hoạt động thương mại hóa công nghệ.
Từ thực tiễn doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Tập đoàn Nam miền Trung, cho biết hiện nay nhu cầu các công nghệ lõi, đáp ứng nhu cầu đổi mới sáng tạo cho phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt lại đang loay hoay trong tiếp cận và ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Việc tiếp cận khoa học-công nghệ giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học, viện, trường vẫn còn khoảng cách khá lớn.
GẮN KẾT NGHIÊN CỨU VỚI THỊ TRƯỜNG
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, một thị trường khoa học-công nghệ phát triển mạnh sẽ góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để thúc đẩy phát triển thị khoa học-công nghệ, cần quan tâm đến hai chủ thể cung- cầu; đẩy mạnh mối liên kết viện, trường với doanh nghiệp. Việc hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp theo cơ chế đặt hàng ngay từ đầu sẽ cho ra những công nghệ ứng dụng ngay, sát nhu cầu thực tế.
Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia, ông Donald Scott Kemmis, chuyên gia chính sách thương mại hoá kết quả nghiên cứu của chương trình Aus4innovation, cho rằng hầu hết các kết quả nghiên cứu, sáng chế đều muốn được thương mại hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ thương mại hóa ở Việt Nam rất thấp
Nguồn: Đỗ Phong - vneconomy.vn