Đánh giá sinh trưởng và dự báo trữ lượng Các lâm phần rừng trồng mỡ (Manglietia conifera) ở Tuyên Quang

Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh, sinh trưởng tương đối nhanh, được lựa chọn là một trong số những loài cây trồng rừng chính theo hướng thâm canh và định hướng cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho ngành lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị bình quân các đại lượng đường kính, chiều cao, và thể tích lâm phần rừng trồng Mỡ luôn tăng theo tuổi, bởi kích thước cây cá thể luôn tăng. Mức tăng lên giữa 2 thời điểm theo dõi từ 14,1% - 34,2% về đường kính, từ 16,4% - 310,5% về chiều cao cây và những cá thể nhỏ thường bị mất đi qua mỗi lần tỉa thưa. Mật độ bình quân lâm phần giữa các lần đo giảm từ 25,2% (tuổi 5) xuống 4,9% (tuổi 10). Tăng trưởng trữ lượng định kỳ qua các lần điều tra dao động từ 25,3m3/ha (tuổi 5) đến 65,0m3/ha (tuổi 10). Suất tăng trưởng định kỳ của các lâm phần Mỡ có xu hướng giảm khi tuổi lâm phần tăng, dao động từ 11,6% (tuổi 20) đến 98,9% (tuổi 5). Có thể dự báo trữ lượng (M) lâm phần thông qua các phương trình đơn biến với các chỉ tiêu dễ điều tra như tuổi lâm phần, đường kính, chiều cao, hoặc thông qua phương trình đa biến (tuổi lâm phần, mật độ lâm phần, đường kính, chiều cao, và thể tích thân cây), với các hệ số tương quan rất chặt. Đây là cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng Mỡ tối ưu về kinh tế của các chủ rừng.

Mô phỏng quy luật phân bố N/D, N/H theo các dạng hàm Normal, Lognormal, Gamma, Exponential và Weibull cho các lâm phần Mỡ ở Tuyên Quang

Tương quan đa biến của lâm phần rừng trồng Mỡ ở Tuyên Quang

Bài báo đã được đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 19/2020, trang 43-51.

Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
Chung nhan Tin Nhiem Mang