Bộ Khoa học và Công nghệ đồng hành với tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đặt ra, ngày 07/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương”, Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với hơn 20 điểm cầu tại UBND tỉnh Đắk Nông, Bộ KH&CN và các cơ quan nghiên cứu của trung ương, địa phương, các tổ chức,cá nhân nhà khoa học, doanh nghiệp...

Tại điểm cầu chính ở UBND tỉnh Đắk Nông, các đồng chí: Lưu Văn Trung, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội thảo. Tại điểm cầu Bộ KH&CN ở Hà Nội, đồng chí Chu Thúc Đạt, Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương đồng chủ trì Hội thảo cùng với sự tham gia của các viện trường, cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học và một số doanh nghiệp.

Đặt vấn đề tại Hội thảo, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế vềđiều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, đa dạng sinh học rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp lâu năm. Hiện nay, địa phương đang có một số mặt hàng nông sản với diện tích, sản lượng lớn có khả năng phát triển thành hàng hóa nhưcà phê, hồ tiêu, điều, cao su, bơ, sầu riêng, chanh dây…Tuy nhiên, để phát triển, nâng cao giá trị cho các nông sản chủ lực này của tỉnh hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, thiếu các giải pháp căn cơ, bền vững về kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến cũng như thị trường tiêu thụ.

Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học và các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận nhiều nội dung liên quan như việc quy hoạch, hoạch định chiến lược, cơ chế, chính sách phát triển vùng sản xuất đối với một số loại cây trồng chủ lực của Đắk Nông; vấn đề quản lý, giám sát sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; phát triển cây ăn quả Tây Nguyên và các đề xuất giải pháp cải tiến; nghiên cứu giải pháp KH&CN phục vụ phát triển cây trồng chủ lực bền vững; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và các vấn đề đặt ra với KH&CN, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, môi trường…

Nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo đã khẳng định, trong những năm qua Bộ KH&CN luôn đồng hành cùng với các địa phương nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao những tiến bộ KH&CN để nâng cao giá trị của các sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực, có lợi thế phát triển, tiềm năng trở thành hàng hóa theo chuỗi giá trị, đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ý kiến của các đồng chí đến từ Bộ KH&CN tiếp tục khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Lê Trọng Yên,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh vai trò, vị trí của công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN để phát triển các sản phẩm chủ lực đang có vai trò rất lớn trong việc phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại.Vì vậy, UBND tỉnh giao Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan chủ động tham mưu xây dựng và triển khai Chương trình KH&CN phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030.Đặc biệt, Đề án phải lựa chọn được danh mục những sản phẩm có lợi thế so sánh phát triển theo định hướng thị trường, chuỗi giá trị.Các ngành, địa phương cần phối hợp tốt với Sở KH&CN để xây dựng và hoàn thiện Chương trình, sớm trình UBND tỉnh phê duyệt. Từ đó làm căn cứ triển khai vào trong thực tiễn.Tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ của Bộ KH&CN, các bộ, ngành, cộng đồng các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu ở trung ương để thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình KH&CN đề ra.

Nguồn: Vụ Phát triển KH&CN địa phương

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
Chung nhan Tin Nhiem Mang