Bàn giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh

Mới đây, Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu (Global Vysa) tổ chức Hội thảo trực tuyến về “Phát triển giải pháp, sáng kiến đổi mới công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh”. Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện hướng đến Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 4 năm 2021 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.
Đây là cơ hội giúp các chuyên gia, nhà khoa học trẻ Việt Nam đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp cùng các ban, ngành trao đổi kinh nghiệm, bài học, xu hướng của ý tưởng, sáng kiến đổi mới công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh.

Các diễn giả trí thức trẻ đến từ Việt Nam, Đức và Đài Loan (Trung Quốc) tham gia trình bày về đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh

Thời gian qua, nhiều chính sách liên quan chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và đổi mới công nghệ đã được Việt Nam ban hành như Quyết định số 749/QĐ-TTg về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2020, tầm nhìn 2050; Quyết định số 118/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 và Quyết định số 04/2021/QĐ-TTg ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Các quy định, chính sách này bước đầu tạo cơ sở và nền tảng để hoạt động đổi mới công nghệ được kích hoạt, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất ý tưởng, giải pháp nhằm đổi mới công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh. Trong đó, TS.Tạ Doãn Thanh – Công ty TNHH Avatack, Đài Loan (Trung Quốc) với tham luận “Ứng dụng công nghệ gen trong tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn: Sản xuất nhựa sinh học sử dụng khuẩn E.coli tái tổ hợp” đã chia sẻ việc ứng dụng công nghệ gen trong tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn, cụ thể là việc sử dụng vi khuẩn E.coli tái tổ hợp trong sản xuất nhựa sinh học từ glycerol thô;  TS. Bùi Thị Thanh Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội với tham luận “Giáo dục khởi nghiệp với mô hình mạng xã hội tái tuần hoàn rác thải thông minh” đã giới thiệu các mô hình khởi nghiệp từ rác thải từ các nước tiên tiến trên thế giới, phân tích những ưu việt và thuận lợi trong khởi nghiệp từ rác thải; TS.Cao Thế Anh – chuyên gia của Diễn đàn Đổi mới sáng tạo và kinh tế Đức-Việt (DVIW), đồng thời là sáng lập viên Công ty cổ phần Tư vấn và chuyển giao công nghệ HDCons Tech đã cung cấp thông tin về “Công nghệ, giải pháp, mô hình về đổi mới công nghệ hoặc/và kinh tế xanh”; với tham luận “Ứng dụng công nghệ thực tế ảo hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục”, ThS. Lê Thị Lan Anh, Viện trưởng & Chủ tịch Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt chia sẻ những xu hướng và tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục tại Việt Nam; TS. Chử Đức Hoàng - Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) đã chia sẻ thông tin về "Chính sách hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp Đổi mới công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh";…

Đề xuất mô hình và giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh

Các đại biểu tham dự diễn đàn cũng có nhiều đóng góp, trao đổi thảo luận quan trọng về vai trò, tác động của đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh đối với sự phát biển bền vững của Việt Nam. ThS. Lê Vũ Tiến - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ đã có những phân tích và đánh giá quan trọng về ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ và an ninh, an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số. TS. Hoàng Nghĩa Đạt - Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chia sẻ về kinh nghiệm và các cơ hội kết nối mạng lưới trí thức trẻ trong lĩnh vực xử lý rác thải nông nghiệp. Cùng với đó là nhiều nội dung hữu ích như: Các kinh nghiệm về phát triển mạng lưới trí thức trẻ người Việt Nam tại Úc và đề nghị một số hợp tác tiếp theo về khoa học, công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh; Chuyển đổi số đối với lĩnh vực giáo dục;

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN- Đoàn Thanh niên Bộ

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
Chung nhan Tin Nhiem Mang