Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng triển khai nhiệm vụ phát triển vùng sản xuất cây Sở tại Quảng Ninh

Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ "Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng và phát triển bền vững vùng sản xuất Sở tại Quảng Ninh", Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai mô hình “Trồng thâm canh cây Sở từ cây ghép” tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Việc thực hiện trồng mô hình cây Sở nói trên tại huyện Bình Liêu là một trong những hoạt động có ý nghĩa nhằm triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 05/01/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, phát động trồng cây gỗ lớn, cây bản địa và hưởng ứng thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022.

Tháng 3 năm 2022, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cùng Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm và làm việc trực tiếp với UBND huyện Bình Liêu về việc tổ chức triển khai trồng cây Sở từ cây ghép thuộc nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh nêu trên.

Tham gia buổi làm việc, về phía UBND huyện Bình Liêu có ông Đỗ Xuân Trường - Phó chủ tịch UBND huyện, bà Lê Thị Thu Hương - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về phía Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh có Ông Hoàng Vĩnh Khuyến – Phó Giám đốc Sở. Về phía Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – đơn vị trực tiếp hỗ trợ, chuyển giao giống và kỹ thuật trồng cây Sở cho huyện Bình Liêu có ông Nguyễn Văn Lam – Phó Viện trưởng và các cán bộ chuyên môn.

Đoàn công tác của Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng tại mô hình “Trồng thâm canh cây Sở từ cây ghép”

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã được nghe đại diện UBND huyện Bình Liêu báo cáo nhanh về tình hình kết quả triển khai trong việc phát triển cây Sở trong những năm vừa qua: Diện tích cây Sở của tỉnh chủ yếu là các cây Sở cũ, phân bố rải rác. Những cây Sở cũ này đang cho thu hoạch, chủ yếu thuộc giống Sở cam, trồng bằng hạt. Do chưa được đầu tư thâm canh nên năng suất quả chưa cao, hàm lượng dầu còn thấp. Các cơ sở chế biến dầu Sở quy mô nhỏ lẻ, không có sự đầu tư về công nghệ vì vậy sản phẩm Sở hàng hóa chủ yếu dừng ở giai đoạn hạt, hiệu quả sản xuất và kinh tế thấp.

Trước thực tế đó, năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt nhiệm vụ “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng và phát triển bền vững vùng sản xuất Sở tại Quảng Ninh”, giao cho Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng làm chủ trì, thực hiện trên địa bàn huyện Bình Liêu. Mục tiêu của nhiệm vụ nhằm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng sản xuất sở theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng trồng sở và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xác định đây là nhiệm vụ KH&CN quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Sở KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Bình Liêu trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ đối với Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN triển khai các nội dung nhiệm vụ đảm bảo theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Đến nay, kết quả nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung quan trọng: Tuyển chọn, được 75 cây ưu túi có nguồn gốc từ rừng sở Bình Liêu; Hoàn thiện được kỹ thuật nhân giống sở bằng phương pháp ghép; kỹ thuật cải tạo tán kết hợp thâm canh rừng sở trong thời kỳ kinh doanh; Xây dựng được 03 mô hình áp dụng các quy trình kỹ thuật; Vườn ươm nhân giống bằng phương pháp ghép 500 m2 tại công ty TNHHMTV lâm nghiệp Bình Liêu;  Xây dựng mô hình vườn cung cấp giống 1 ha; mô hình trồng thâm canh cây Sở từ các cây ghép quy mô 9 ha; mô hình cải tạo tán kết hợp thâm canh rừng Sở trong thời kỳ kinh doanh 10 ha (đang thực hiện).

Đồng chí Hoàng Vĩnh Khuyến – Phó Giám đốc Sở KH&CN  trồng cây trong Lễ phát động trồng cây Sở “ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Vĩnh Khuyến – Phó Giám đốc Sở KH&CN đánh giá cao sự quan tâm nỗ lực của UBND huyện Bình Liêu trong việc thực hiện phát triển bền vững cây Sở trên địa bàn. Đồng thời thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhiền đến 2030, trong đó đã xác định cây Sở là loại cây phù hợp trong việc chuyển đổi cây trồng và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Theo Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh và Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng

Tags : cây Sở Quảng Ninh Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng VPTV
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
Chung nhan Tin Nhiem Mang