Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng góp phần phát triển bền vững vùng sản xuất Sở tại Quảng Ninh

Cây sở là loại cây được trồng nhiều ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh). Đây là loại cây phòng hộ đa tác dụng, mọc khoẻ trên các đồi đất lẫn sỏi đá, có đá lộ đầu và có giá trị kinh tế cao từ hạt để ép dầu; giúp chống xói lở do mưa lũ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và rừng đầu nguồn. 

Hiện, trên địa bàn huyện Bình Liêu có khoảng 570 ha sở, trong đó có 10 ha được trồng từ phương pháp ghép, còn lại là giống cũ của người dân.

Cùng với cây hồi thì sở là một trong những cây nông sản mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Nhờ đó, hiện tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn trên 5%.

Năm 2020, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã được giao thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng và phát triển bền vững vùng sản xuất Sở tại Quảng Ninh”. Mục tiêu của nhiệm vụ nhằm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng sản xuất sở theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng trồng sở và bảo vệ môi trường sinh thái… Nhiệm vụ được triển khai tại địa bản huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Vườn nhân giống cây Sở do Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện

Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ, để cây sở có năng suất cao, chất lượng tốt, viện đã nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép. Cây sở được nhân giống vô tính có ưu điểm là được chọn lọc từ cây mẹ có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng duy trì ưu điểm của cây mẹ và rút ngắn thời gian ra quả xuống chỉ còn khoảng 4 năm, trong khi trồng từ giống theo cách nảy mầm từ hạt trước đây sẽ phải mất từ 6-7 năm để cho thu quả, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Tất Khương, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng.

Giống cây sở ghép có chất lượng cao, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, cho quả và dầu năng suất hơn để tăng thêm thu nhập cho gia đình, tiếp tục có những cây mẹ tốt để nhân giống sở cho bà con trong huyện.

Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
 

Tags : IRRD Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
Chung nhan Tin Nhiem Mang